Sau dịch bệnh, nhà đất vẫn là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Đính. Ảnh: T.KHÁNG

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, khi trao đổi với PV Lao Động về kỳ vọng thị trường bất động sản phục hồi sau dịch bệnh.

PV: Hiện nay thị trường bất động sản đang chịu tác động kép, thứ nhất việc siết nguồn cung dự án với Hà Nội và TP.HCM, thứ hai  chịu thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh. Với tác động kép này, theo quan điểm của ông, sau giãn cách xã hội, thị trường bất động sản có phục hồi nhanh chóng trở lại hay không?

Tôi nhìn nhận thị trường phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc từng phân khúc. Tôi cho rằng, hiện nay phân khúc trung cấp trở xuống gồm nhà ở xã hội, nhà bình dân thì nhu cầu còn rất lớn. Tuy cầu lớn nhưng từ đầu năm tới nay hầu như thị trường gần như như tê liệt nên tạm thời bị nén lại, nén lực cầu lại. Nếu trong quý 2 này, mọi việc trở lại bình thường, với nhu cầu thực để ở thì phân khúc nhà bình dân, nhà giá rẻ trở lại rất nhanh. Vì đang bị nén nên thị trường trở lại bình thường sẽ bật nhanh hơn một số thị trường khác.

Còn trong trường hợp xấu, ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường hoạt động bình thường trở lại trong quý 3 thì rất có thể tăng trưởng kinh tế giảm tốc thì khi đó có thể giảm đi một phần lực cầu. Tuy nhiên với phân khúc căn hộ có nhu cầu thật như nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp vẫn có thanh khoản tốt, không sợ “đứng hình”.

Còn với phân khúc nhà trung cấp đến cao cấp, vẫn theo kịch bản trong quý 3 thị trường bất động sản mới hoạt động trở lại bình thường thì phân khúc từ trung cấp, cao cấp sẽ gặp khó khăn.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, bất động sản thuộc phân khúc cao cấp sẽ gặp khó khăn. Ảnh: T.CTheo ông Nguyễn Văn Đính, bất động sản thuộc phân khúc cao cấp sẽ gặp khó khăn. Ảnh: T.C

PV: Theo như ông nói thì phân khúc cao cấp đang gặp khó khăn, vậy có cách nào tăng tính thanh khoản cho phân khúc này?

– Phân khúc cao cấp thì hiện tại vẫn còn một số hàng tồn kho từ năm ngoái, hiện có khó khăn về thanh khoản. Dòng sản phẩm này hiện tại cầu nhiều hơn cung. Bởi vậy, để tăng thanh khoản cho phân khúc này mở rộng đối tượng phân khúc cao cấp. Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu mua căn hộ cao cấp tuy nhiên quy định hiện tại lại khống chế room 30% (số lượng căn hộ bán cho người nước ngoài chỉ chiếm 30% trên tổng số căn hộ dự án- PV). Vậy nên, Hiệp hội bất động sản Việt Nam kiến nghị cần nới room cho đối tượng này, nâng lên 50% thì tạo ra thanh khoản tốt hơn, giải cứu cho phân khúc này.

Tuy nhiên về lâu dài, nếu thị trường tiếp tục nguồn cung phân khúc căn hộ cao cấp thì sẽ gặp khó khăn bởi nhu cầu thực về lâu dài vẫn là phân khúc nhà từ trung cấp trở xuống, nhà bình dân, nhà xã hội.

PV: Theo ông, khi hết dịch bệnh, kinh tế phục hồi, nhà đầu nên chọn kênh nào trong các kênh đầu phổ biến tư gồm bất động sản, vàng, chứng khoán?

– Theo tôi sau khi Chính phủ cho mở lại các hoạt động kinh tế nội địa thì quý 2, quý 3, nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại. Khi đó, tôi cho rằng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hiệu quả.

Thực tế cho thấy, trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế thì bất động sản vẫn là kênh trú ẩn an toàn, hiệu quả. Khi xảy ra khủng hoảng hay sau khủng hoảng thì vàng, chứng khoán có thể bay hơi hoặc giảm sút giá trị. Tuy nhiên, với bất động sản thì khi kinh tế phục hồi sẽ bật rất nhanh trở lại rất nhanh. Đặc biệt, với bất động sản ở những khu vực đã có quy hoạch, có sẵn hạ tầng đồng bộ thì giá đất, giá nhà tăng rất nhanh.

Theo BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Thông tin liên quan

0909 573 093 Liên hệ ngay (24/7)